Trước xu hướng dịch chuyển nền kinh tế xã hội hiện nay, một trong những ngành nghề lao động tự do phổ biến, dễ kiếm, đem lại thu nhập ổn định đang thu hút nhiều người di cư lựa chọn ở Hà Nôi và các thành phố lớn là nghề Lái xe công nghệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Grab. …
Những năm gần đây, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đăc biệt là các đô thị lớn vốn được xem là “miền đất hứa” cho những người dân quê nghèo khó muốn thoát ly “đổi đời”, mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo kết quả tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê tháng 04/2019: Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4%. Trong đó, Hà Nội là thành phố đông dân (8.053.663 người,) và có tỷ lệ người di cư đứng thứ hai của cả nước chiếm 61,2% (209,3 nghìn người).
Nhìn chung, khoảng 75% lực lượng lao động (bao gồm cả di cư)hiện đang làm việc tại các khu vực phi chính thức với hơn 18 triệu việc làm, Họ chủ yếu là những người lao động tự do, lao động chăm sóc việc nhà không được trả công, lao động trong các khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp phi chính thức, hay làm công nhân nhà máy có hợp đồng lao động ngắn hạn (Báo cáo của Oxfam năm 2015). Do vậy, việc tiếp cận, tham gia, hoặc hưởng lợi từ các chính sách của Chương trình An sinh xã hội (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội) người lao động không biết hoặc bỏ qua. Chỉ có 23% người lao động di cư ở khu vực phi chính thức có bảo hiểm y tế và không ai trong số họ được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội.
Nguồn ảnh: CHD
Trước xu hướng dịch chuyển nền kinh tế xã hội hiện nay, một trong những ngành nghề lao động tự do phổ biến, dễ kiếm, đem lại thu nhập ổn định đang thu hút nhiều người di cư lựa chọn ở Hà Nôi và các thành phố lớn là nghề Lái xe công nghệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Grab. …
Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 – 2020: nêu “các Chương trình An sinh xã hội ra đời nhằm đảm bảo cho mọi người dân có được ít nhất mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch,…cũng như hình thành hệ thống An sinh xã hội bao phủ toàn dân, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân” nhưng trên thực tế, rất nhiều người lao động phi chính thức (lao động tự do) vẫn còn hạn chế, rào cản trong việc tiếp cận, tham gia các Chương trình An sinh xã hội này và một trong những đối tượng điển hình đó chính là lực lượng lao động Lái xe công nghệ nói chung, Lái xe công nghệ Grab nói riêng.
Chính vì vậy, sáng kiến “Khảo sát thực trạng và tăng cường sự tham gia của Lái xe công nghệ Grab tiếp cận các chương trình An sinh xã hội, cải thiện điều kiện việc làm” đã được thiết kế và phát triển nhằm ”tăng cường khả năng tiếp cận, tham gia các Chương trình An sinh xã hội; Cải thiện điều kiện lao động việc làm, bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ pháp lý; Mở rộng độ bao phủ BHYT, BHXH cho các Lái xe công nghệ của Công ty Grab tại Hà nội thông qua các hoạt động: i) Tăng cường sự tham gia của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong quá trình cải thiện chính sách và bảo vệ quyền lợi cho Lái xe công nghệ/người lao động di cư; ii) Tăng cường huy động các mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net)[1], Mạng lưới nghiên cứu về lao động (LRG)[2] cùng một số các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị liên quan khác như tổ chức ILO, … trong việc góp ý sửa đổi chính sách cho nhóm đối tượng đích.
Nguồn ảnh:CHD
Ước tính khoảng 100,000 Lái xe công nghệ Grab (với khoảng 50% là người lao động di cư đến từ các tỉnh khác) tại địa bàn TP Hà Nội sẽ được tham gia và hưởng lợi từ sáng kiến này.
- Tính đến nay, cả nước có khoảng 200,000 Lái xe Công nghệ (xe máy và ô tô); - Khoảng gần một nửa số này làm việc tại TPHCM và Hà Nội – xấp xỉ100.000 Lái xe công nghệ; - 50% trong số họ là người từ các tỉnh khác đến TP.HCM và Hà Nội; - 95% làm việc cả ngày từ (06 – 12 tiếng); - Nam giới chiếm tới 95%; - Họ đều nằm trong độ tuổi 25-35 tuổi;