Home » TIN TỨC - SỰ KIỆN » TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI (BCC) TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CHO DÂN DI BIẾN ĐỘNG

TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI (BCC) TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CHO DÂN DI BIẾN ĐỘNG

Sốt rét hiện đang là một vấn đề đáng quan ngại đối với nhóm dân di biến động giữa biên giới Việt Nam và Cam Pu Chia. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển cộng đồng (Trung tâm CHD) phối hợp với tổ chức phi chính phủ quốc tế Hành động vì Sức khỏe và Chống đói nghèo (HPA) triển khai dự án mang tên “Phòng chống sốt rét cho dân di biến động khu vực biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia giai đoạn 2018 – 2020” nhằm kiểm soát sốt rét trong khu vực này. Dự án này được được hỗ trợ bởi quỹ Toàn Cầu.

Để chắc chắn sốt rét được kiểm soát thì điều quan trọng là Nhân viên Y tế thôn bản/Nhân viên điểm sốt rét (VHW/MCs) và những người khác tham gia phòng chống sốt rét cần được tập huấn về kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống sốt rét. Đây là hợp phần quan trọng mà Trung tâm CHD phụ trách và đã tập huấn cho 63 VHW/MCs cũng như 11 cán bộ tuyến tỉnh/huyện/xã. Lớp tập huấn được triển khai tại tỉnh Bình Phước với sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh. Hai khóa tập huấn đã được thực hiện từ ngày 20-23/11/2018 và đây là hai khóa thứ 5 và thứ 6 trong tổng số 7 khóa tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông cho VHW/MCs cho 7 xã của 3 huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng và Bù Đốp. Hai khóa tập huấn này đã giúp cho các VHW/MCs có khả năng phân loại và sếp hạng đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt rét trên địa bàn họ quản lý đồng thời áp dụng những kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi đã học được để giúp đối tượng đích thay đổi thái độ trong phòng chống và kiểm soát sốt rét. 100% người tham gia cải thiện kiến thức trong truyền thông cá nhân với cá nhân và 100% người tham gia thực hành thành thạo những kiến thức đã học được ngay trên lớp.

Một vài hình ảnh từ chương trình: tại đây.

Văn Nam

Bình luận

Bình luận

Leave a Reply

BIGTheme.net • Free Website Templates - Downlaod Full Themes