Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng (Trung tâm CHD) tiếp tục những nỗ lực của mình và trở thành một trong những tổ chức thành viên tích cực trong mạng lưới làm về phòng chống và loại trừ rốt rét ở Việt Nam và khu vực.
Ngày 25/4 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất và được Liên Hiệp Quốc tán thành và ban hành kỷ niệm quốc tế hàng năm, thúc đẩy nỗ lực toàn cầu để kiểm soát bệnh sốt rét. Chủ đề chính năm 2019 là cũng là “End Malaria for Good”, bên cạnh đó có rất nhiều chiến dịch và thông điệp trên thế giới được đẩy lên #ZeroMalariaStartsWithMe #EndMalaria #StepUpTheFight #MalariaWeek2019 #MalariaMustDie
Vấn đề sốt rét đa kháng thuốc ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, trong đó có Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ Y tế ghi nhận từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó, chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tại tuyến cơ sở của nhiều địa phương chưa được cao khiến nỗ lực phòng chống và loại trừ sốt rét gặp nhiều thách thức. Chính vì vậy từ năm 2011 Chiến lược quốc gia phòng chống và lại trừ sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt hướng tới các chương trình hành động như: (1) Tập trung tăng cường phát hiện, chấn đoán sớm và điều trị kịp thời; (2) Phòng chống muối truyền bệnh sốt rét, bảo vệ cá nhân; (3) Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ sốt rét; (4) Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp và đánh giá hiệu quả của chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét; (5) Ngăn chặn và chống lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Artemisinin và dẫn xuất; (6) và Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học.
Hiện tại trung tâm CHD có 03 dự án cùng làm việc với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế hướng đến mục tiêu chung loại trừ sốt rét tại Việt Nam, tập trung vào nhóm dân di biến động khu vực biên giới. Trong nước, cùng với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), Trung tâm Tham vấn và Hỗ trợ Cộng đồng Pháp Bảo (PBSC), Hội Y tế Công cộng Việt Nam (VPHA), và sự hỗ trợ của Viện Sốt rét và kí sinh trùng trung ương, chúng tôi tập trung phát triển bộ tài liệu đào tạo, tài liệu truyền thông trong cộng đồng, triển khai các lớp tập huấn cho nhân viên điểm, giám sát hỗ trợ việc triển khai truyền thông và hỗ trợ thu thập mẫu huyết thanh học để tiến hành nghiên cứu di truyền học xác định sốt rét kháng thuốc.
Bên cạnh đó, chúng tôi tham gia vào các diễn đàn quốc tế, mạng lưới các tổ chức của các nước láng giềng dưới sự tài trợ của Global Fund và các tổ chức quốc tế để trao đổi và cập nhật kinh nghiệm, kiến thức từ các mô hình đã được triển khai thành công hoặc các vấn đề có thể gặp phải khi triển khai tại VIệt Nam.
Một số kết quả đạt được:
- Xây dựng bộ tài liệu Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống sốt rét, tiếp cận 300 nhân viên y tế trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, nhân viên điểm
- Xây dựng 500 bộ Thẻ hành động sử dụng trong truyền thông cộng đồng (Thẻ và đĩa DVD)
- Hỗ trợ thu thập 1.174 mẫu máu xét nghiệm Sốt rét tại 03 tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Dak Nong
- Xây dựng (và dự kiến) bộ Lịch treo tường truyền thông về phòng chống sốt rét, tiếp cận tới gần 37.000 đối tượng trong cộng đồng nguy cơ
- (Dự kiến) Cung cấp bộ vật phẩm hỗ trợ nhóm đi rừng và dân di biến động có nguy cơ mắc sốt rét cao, tiếp cận hơn 8.000 đối tượng nguy cơ
- Hỗ trợ giám sát hoạt động 350 Cộng đồng Phòng chống Sốt rét (CMAT) và 25 nhân viên điểm sốt rét
Hoạt động về phòng chống và loại trừ sốt rét của Trung tâm CHD đang được triển khai tại 04 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm Đăk Lak, Dak Nong, Gia Lai và Bình Phước, tiến hành từ 2018- 2020.
Một số hình ảnh của chúng tôi: