Home » Dự án đang thực hiện » Cầm tay chỉ việc – Phương pháp giám sát hiệu quả

Cầm tay chỉ việc – Phương pháp giám sát hiệu quả

 

Trong dự án “Phòng chống sốt rét cho dân di biến động khu vực biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia giai đoạn 2018 – 2020” hoạt động giám sát trở thành một can thiệp nòng cốt góp phần tiến tới hoàn thành các mục tiêu dự án đề ra.

177 nhân viên y tế thôn bản/ nhân viên điểm sốt rét là những người được chọn và tập huấn để thực hiện tư vấn cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt rét, đồng thời theo dõi bệnh nhân mắc sốt rét. Đây cũng là nhóm giữ vài trò quan trọng giúp dự án quản lý nhóm đối tượng nguy cơ; phối hợp với các ban ngành liên quan trên địa bàn để quản lý sự di biến động; tham gia tư vấn, yêu cầu đối tượng đến ngay trạm y tế xã để khám, xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét sau khi đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới trở về; hỗ trợ và theo dõi bệnh nhân thực hiện uống thuốc đúng, đủ liều, đủ ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Chính bởi khối lượng công việc nhiều, liên tục, tạo thành các vòng kép kín thì những hoạt động giám sát hỗ trợ của Trung tâm tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng (CHD), cán bộ tuyến tỉnh/huyện/xã đã giúp công việc dưới địa phương nhanh chóng được xử lý. Lúc này “cầm tay chỉ việc” là phương pháp giám sát hiệu quả, đẩy công việc đúng tiến độ.

Trong chuyến giám sát gần nhất của Trung tâm CHD (quý I/2019) từ ngày 14-16/03/2019 2019 tại hai xã của huyện Bù Gia Mập, Bình Phước là Bù Gia Mập và  Đắk Ơ, nhân viên y tế thôn bản/nhân viên điểm sốt rét đã tập trung tại trạm y tế xã để phản ánh những khó khăn trong quá trình triển khai. Nhóm thảo luận và đưa ra phương án giải quyết cụ thể, đồng thời cán bộ CHD đưa ra hướng dẫn về mặt kỹ thuật, đồng thời lưu ý hoàn thiện chứng từ. Một số khó khăn được trao đổi trong cuộc họp, gồm (1) Nhận thức của người dân còn thấp về sốt rét; (2) Thái độ coi thường mức độ nguy hiểm của bệnh sốt rét; (3) Người dân không khai báo với cơ quan nhà nước khi ngủ lại ở rừng, rẫy hoặc giao lưu qua biên giới; (4) Không tuân thủ liều điều trị khi bị mắc sốt rét. Từ đây, danh sách những việc phải làm, thời gian cần hoàn thành và thống nhất thực hiện giữa các nhóm cũng được thống nhất. Việc này góp phần hỗ trợ nhanh cho nhóm nhân viên y tế/nhân viên điểm tại địa phương đưa ra quyết định. Quá trình giám sát sẽ tiếp tục thông qua trao đổi trên điện thoại, đây cũng là cơ hội để CHD liên tục theo dõi tiến độ công việc để có những điều chỉnh phù hợp trong thời gian tiếp theo, cho đến cuộc giám sát trực tiếp vào quý II.

Dự án kéo dài trong 3 năm (từ 1/2018 đến 12/2020) do Quỹ Toàn cầu tài trợ thông qua tổ chức HPA, Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng phối hợp trực tiếp với Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (NIMPE) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thực hiện trên 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước với mục tiêu chung loại trừ hoàn toàn sốt rét khỏi Việt Nam vào năm 2030.

Một số bức ảnh trong chuyến thực địa:

 

Cán bộ CHD và nhân viên y tế thôn bản/nhân viên điểm sốt rét trao đổi các hoạt động cần giải quyết trong Quý

Cán bộ CHD và nhân viên y tế thôn bản/nhân viên điểm sốt rét trao đổi các hoạt động cần giải quyết trong Quý

20190315_145230

 

Bình luận

Bình luận

Leave a Reply

BIGTheme.net • Free Website Templates - Downlaod Full Themes