Nghiên cứu về mua bán trẻ em trai ở Việt Nam
Thời gian : Từ tháng 10/2010 – 11/2012
Địa điểm : 12 tỉnh và thành phố của Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang
Đối tác : Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội các tỉnh, Trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh.
Cơ quan tài trợ: Chương trình chung về Bình đẳng giới của UNDP
Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật: Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổng cục Thống kê
Nghiên cứu này là một phần trong Chương trình chung về Bình đẳng giới, do Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) cùng phối hợp thực hiện.
Nhóm chuyên gia của CHD được tuyển dụng để thực hiện nghiên cứu này. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tình hình mua bán trẻ em trai tại Việt Nam và là nghiên cứu tìm hiểu các thực trạng về tình hình mua bán trẻ em và dễ bị tổn thương của trẻ em trai.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm góp phần vào mục tiêu lớn hơn là thừa nhận tình trạng, nguy cơ của trẻ em trai bị mua bán và đáp ứng một cách đầy đủ trong các khung pháp lý, chính sách, thể chế liên quan đến mua bán người của Việt Nam.
Mục đích của nghiên cứu:
· Đánh giá nhận thức của chính quyền địa phương, cộng đồng và cách thức giải quyết vấn đề mua bán trẻ em trai;
· Xác định các hình thức mua bán trẻ em trai, các yếu tố dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ (đặc biệt là các khái niệm về giới);
· Các loại hình mua bán trẻ em trai cũng như ghi lại những trải nghiệm của nạn nhân trong quá trình bị mua bán, trở về, phục hồi và tái hòa nhập.
Báo cáo đầy đủ có thể được tải theo đường dẫn dưới đây:http://www.iom.int.vn/joomla/files/IOM_3_JPGE_research_reports_2012_VIE.zip