Home » TIN TỨC - SỰ KIỆN » TẠI SAO PHẢI GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT TẠI KRÔNG BÔNG, ĐẮK LẮK?

TẠI SAO PHẢI GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT TẠI KRÔNG BÔNG, ĐẮK LẮK?

Những năm gần đây, vấn nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã, đang là một trong những vấn đề nhức nhối, để lại nhiều hệ lụy nặng nề cho chính các nạn nhân, gia đình và xã hội.

  • Toàn tỉnh có 1,753 cặp tảo hôn, 10 cặp kết hôn cận huyết thống. Huyện Krông Bông là huyện đứng đầu trên toàn tỉnh với 286/1,753 cặp và có 03 cặp kết hôn cận huyết thống; Thanh thiếu niên không có cơ hội tiếp cận và nhận các dịch vụ hỗ trợ phòng tránh thai. Sinh con ở độ tuổi vị thành niên (10 -19 tuổi) là 8.7‰. Tỷ lệ suy dinh dưỡng – trẻ nhẹ cân là 22,4% và thấp còi là 32.2%. Tỷ lệ bỏ học của trẻ em DTTS cao hơn trẻ em người Kinh và trẻ em gái DTTS cao hơn trẻ em trai DTTS.

Số liệu trích dẫn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án “Giảm thiếu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trong cộng đồng DTTS tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020

Mặc dù tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015 - 2020” nhưng hiệu quả chưa cao do một số yếu tố: 1) Quan niệm, tập quán truyền thống khá cởi mở về quan hệ tình dục sớm, không muốn lấy người ngoại tộc để bảo tồn giống nòi, 17 tuổi chưa lấy chồng là ế; 2) Hiểu biết chưa đầy đủ và ít được tiếp cận,  sử dụng các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản như: Bình đẳng giới, an toàn tình dục; phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạo/phá thai; những hệ lụy, tác hại của tảo hôn, kết cận huyết, kỹ năng sống/kỹ năng ứng phó với quan hệ tình dục không an toàn, sinh con ở tuổi vị thành niên và mang thai ngoài ý muốn…; 3) Chưa huy động được sự tham gia và nâng cao năng lực của các em gái DTTS để truyền thông cho thanh thiếu niên cùng cộng đồng xung quanh.

Thực tế đã cho thấy, đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp bởi nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết hơn ai hết chính là các trẻ em gái. Các em bị mất cơ hội phát triển nghề nghiệp do phải bỏ học giữa chừng để “làm vợ, làm mẹ, làm kinh tế” trong khi trẻ em trai thì không; Sức khỏe suy giảm cũng nhiều hơn so với trẻ em trai/nam giới vì cơ thể chưa phát triển toàn diện, lao động quá sức, thậm chí dễ gặp phải nhiều nguy cơ tử vong do tai biến thai sản; Mặt khác, áp lực quan niệm văn hóa xã hội – không chấp nhận việc chưa cưới mà đã mang thai, trong khi đó kinh tế khó khăn, gia đình thiếu lao động nên tục “ở rể” sẽ là giải pháp tốt nhất cho các gia đình DTTS, việc chăm sóc, quản lý của gia đình và nhà trường với trẻ vị thành niên chưa được chú trọng nhiều cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết.

Trước thực trạng này, Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng (CHD) đã phát triển sáng kiến “Giảm thiếu Tảo hôn và Kết hôn cận huyết thống thông qua tăng cường sự tham gia của nữ thanh thiếu niên” nhằm Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết và sinh con ở tuổi vị thành niên thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia của nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (DTTS), giáo viên, phụ huynh học sinh tại trường học/trường nội trú DTTS, mạng lưới thành viên nhóm cộng đồng phòng chống sốt rét (CMAT) tại các xã dự án thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk”.

Bình luận

Bình luận

Leave a Reply

BIGTheme.net • Free Website Templates - Downlaod Full Themes