Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng (CHD) phối hợp Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (SRKST&CTTW) triển khai dự án “Phòng chống sốt rét cho dân di biến động dọc biên giới Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2018-2020” do Quỹ Toàn cầu (GF) thông qua tổ chức Health Poverty Action (HPA) tài trợ. Dự án đã tập trung mọi hoạt động với mục đích: Phòng chống sốt rét cho dân di biến động và các cộng đồng dân cư ở các vùng biên giới tiến tới loại trừ sốt rét P. falciparum và sốt rét kháng artemisinin.
Trong giai đoạn từ: 01/2018-12/2020, thông qua các công tác như : Tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên YTTB/NVĐ; Xây dựng bộ công cụ truyền thông; Tư vấn cộng đồng; Giám sát hỗ trợ; Truyền thông qua loa đài, dự án đã đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu :
- 267 YTTB/NVĐ sốt rét trên địa bàn 25 xã, 12 huyện, 04 tỉnh được tập huấn nâng cao năng lực;
- 1,176 lượt YTTB/NVĐ được giám sát hỗ trợ, cầm tay chỉ việc;
- 85,253 lượt dân di biến động được tư vấn;
- 1,500 bài phát thanh được phát trên hệ thống loa đài của xã;
- 03 Video có nội dung phòng chống sốt rét được sản xuất;
- 8,000 bộ thẻ hành động được phát;
- 96 phần quà dành cho truyền thông viên xuất sắc được phát hàng quý;
- 300 áo mưa/phông có nội dung phòng chống Covid được phát.
- 202 ca bệnh nhân sốt rét được phát hiện.
Y tế thôn bản thực hiện truyền thông cá nhân tại cộng đồng
Tài liệu truyền thông
Tập huấn ‘làm phim có sự tham gia”
Bên cạnh đó, dự án còn triển khai thành công việc đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt rét trên 39,920 lượt dân di biến động và thu thập được nhiều kết quả.
Biểu đồ 1: Số lượt dân di biến động được tư vấn bởi Nhân viên y tế thôn bản và nhân viên điểm sốt rét
Như vậy, với những nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía Trung tâm CHD và sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, mạng lưới thì mục tiêu đến năm 2025 loại trừ sốt rét tại Việt Nam dần dần được thu hẹp khoảng cách. Dự án đã góp phần vào giảm tỷ lệ mắc sốt rét cho nhóm dân di biến động tại 04 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Gia Lai. Năng lực của địa phương được củng cố và hoàn thiện không chỉ trong hệ thống y tế công mà trong cộng đồng. Các hoạt động truyền thông, giám sát và cung cấp tài liệu/vật phẩm trong giai đoạn này là cần thiết và đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy/hỗ trợ/duy trì thói quen tích cực của người dân như nằm màn, mặc áo dài tay, chủ động xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét khi vừa đi từ vùng có nguy cơ cao về,… Nhân viên y tế thôn bản từng bước được tiếp cận với công nghệ, các kĩ năng mới trong truyền thông và quản lý các ca bệnh tốt hơn nhờ sự phối hợp với các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương, từ trạm y tế đến cộng đồng.