Home » DỰ ÁN » Đánh giá vai trò giám sát và phản biện của Ủy ban Mặt trận tổ quốc của huyện Hóc Môn và quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá vai trò giám sát và phản biện của Ủy ban Mặt trận tổ quốc của huyện Hóc Môn và quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Thời gian     : Từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015.

Địa điểm      : Huyện Hóc Môn và quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đối tác         : Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện Hóc Môn và quận 12

Đơn vị tài trợ       : Qũy hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) do DANIDA và DfID đồng tài trợ

Đơn vị thực hiện : Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng (CHD)

Mô tả:

 Hoạt động giám sát và phản biện xã hội (GS và PBXH) của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là MTTQ) là những hoạt động chính trị quan trọng của MTTQ được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ. Hoạt động giám sát đã được thể chế hóa tại Điều 9, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, hoạt động PBXH của MTTQ mới được bổ sung trong Hiến pháp 2013. Mục 3 và 4, Chương 3 của Luật MTTQ 2013 (sửa đổi) có quy định cụ thể hơn về hoạt động GS và PBXH này, đặc biệt quyết định 217-QĐ/TƯ tháng 12/2013 của Bộ Chính trị đã ban hành quy chế GS và PBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội nhằm nâng cao ý thức và phát huy quyền tự do dân chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng, giám sát việc thực thi luật pháp và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Mục đích nghiên cứu nhằm đóng góp bổ sung và sửa đổi Luật MTTQ, nâng cao trách nhiệm giải trình của lãnh đạo MTTQ và chính quyền các cấp với người dân về việc tham gia xây dựng, triển khai, và giám sát thực hiện Luật, đồng thời tạo cơ hội cho người dân tham gia đối thoại các chính sách liên quan thông qua đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề liên quan và các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng GS và PBXH của MTTQ và thu thập các thông tin đầu vào cho việc vận động thay đổi chính sách, luật pháp ở huyện Hóc Môn và quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:

1.    Đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề liên quan và các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng GS và PBXH của MTTQ ở 02 quận/huyện tỉnh TP. Hồ Chí Minh theo Luật MTTQ 2013 (sửa đổi) có huy động nhân dân, các tổ chức thành viên MTTQ, tổ chức xã hội, các nhà làm luật và hoạch định chính sách tham gia trước khi có quy chế và sau khi có quy chế giám sát và phản biện của Bộ Chính trị.

2.    Tăng cường sự tham gia có hiệu quả của người dân, các thành viên MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm cộng đồng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và giám sát thực hiện luật pháp trên cơ sở phân tích những thông tin thực tế thu được làm cơ sở cho công tác vận động.

3.    Góp phần đưa cuộc sống vào luật và chính sách thông qua việc thu thập và phân tích ý kiến đóng góp bổ xung sửa đổi Luật MTTQ (sửa đổi) của người dân và đưa ra các đề xuất khuyến nghị đẩy mạnh các hoạt động vận động thay đổi chính sách, luật pháp có sự tham gia của người dân dựa trên kết quả nghiên cứu ở 02 huyện Hóc Môn và quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu thu thập được bộ dữ liệu cơ sở đầu vào để xây dựng các chương trình vận động chính sách và thực thi pháp luật tại địa phương như: nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt MTTQ trong việc thực hiện hoạt động GS và PBXH, các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân, MTTQ và các đoàn thể trong hoạt động xây dựng, vận động và thực thi chính sách và pháp luật và đóng góp bổ sung và sửa đổi Luật MTTQ.

Hiệu quả:

•      Đề xuất các khuyến nghị đóng góp bổ xung, sửa đổi Luật MTTQ (sửa đổi) và đẩy mạnh hoạt động vận động thay đổi chính sách, luật pháp có sự tham gia        của người dân dựa trên kết quả nghiên cứu.

•      Nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương, trong đó có MTTQ và đoàn thể

•      Bộ dữ liệu cơ sở đầu vào được thu thập để xây dựng các chương trình vận động chính sách và thực thi pháp luật tại địa phương.

•      Tăng cường sự tham gia của người dân. Khoảng 900 người tham gia vào các PVS, TLN (có sự tham gia) và hội thảo của nghiên cứu.

Các hoạt động chính:

1.     Nghiên cứu và thu thập tài liệu, Luật và chính sách liên quan tới xây dựng Luật MTTQ, hoạt động GS và PBXH;

2.      Xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu;

3.      Làm việc với MTTQ và các đối tác ở 02 địa bàn nghiên cứu để xác định và xây dựng danh sách các đối tượng cần phỏng vấn.

4.      Xây dựng kế hoạch đánh giá ở thực địa và bộ công cụ nghiên cứu;

5.      Thử bộ công cụ với đối tượng nghiên cứu.

6.      Tuyển và đào tạo nhóm nghiên cứu kể cả định tính và định lượng;

7.      Tiến thành nghiên cứu thực địa.

8.      Xử lý số liệu, phân tích và viết báo cáo nghiên cứu có sự đóng góp ý kiến của  MTTQ, đoàn thể và các đối tác địa phương;

9.      Trình bày kết quả chính của báo cáo nghiên cứu đánh giá để kiểm chứng và thông tin và đối thoại về vận động chính sách cho Ủy ban MTTQ, đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự địa phương và PARAFF.

Bình luận

Bình luận

Leave a Reply

BIGTheme.net • Free Website Templates - Downlaod Full Themes