Home » TIN TỨC - SỰ KIỆN » TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT – HUYỆN KRÔNG BÔNG

TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT – HUYỆN KRÔNG BÔNG

Trong không khí rộn ràng đón chào xuân mới (13 – 16/01/2023), CHD đã tiến hành hoạt động đầu tiên – Khảo sát, đánh giá ban đầu thực trạng Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của dự án“Tăng cường năng lực truyền thông thay đổi hành vi và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên nhằm giảm thiểu tình trạng kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống trong cộng đồng dân tộc thiểu số”

Kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy: Tại tỉnh, huyện, các sở/ban/ngành và 07 điểm trường đã có kế hoạch hoặc triển khai một số hoạt động về phòng, chống Tảo hôn, kết hôn cận huyết thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 nhưng hầu hết là truyền thông gián tiếp và chưa tập trung đến đối tượng đích – Cha mẹ học sinh và học sinh trong độ tuổi vị thành niên.

03 xã Yang Mao, Cư Drăm và Cư Pui với 04 điểm trường THCS Giang Mao, THPT Trần Hưng Đạo, THCS Cư Drăm, THCS Cư Pui vẫn còn nhiều học sinh bỏ học để tảo hôn do những quan niệm, tập tục truyền thống cần người lao động, lo sợ bị ế chồng hoặc nếu con trai ra ngoài học hành sẽ yêu và cưới dân tộc khác – ảnh hưởng đến việc bảo tồn nòi giống. Các ý kiến của thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, cán bộ y tế buôn/bản cho thấy, tảo hôn thường xảy ra với dân tộc Hmong nhưng kết hôn cận huyết là của người Ê đê vì chế độ mẫu hệ. Nếu có quan hệ tình dục sớm, tự do và chẳng may có thai, họ sẽ tổ chức đám cưới dù chưa đủ tuổi kết hôn thay vì nạo, phá thai. Người Hmong rất thích có con, cháu sớm, đủ cả trai và gái.

Các chương trình/hoạt động truyền thông về các chủ đề Chăm sóc sức khỏe sinh sản đều được thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ giáo dục thông qua các tiết học ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp khá ngắn gọn, khô khan. Y tế thôn bản/Cộng tác viên dân số cũng chỉ truyền thông, hướng dẫn về phòng, tránh thai cho các thanh niên là chính. Hoạt động này cũng không diễn ra thường xuyên mà phụ thuộc vào bên Trạm y tế xã… Một số dự án hay chương trình quốc gia thường triển khai đơn lẻ nhưng hai năm 2021 – 2022 hầu như chỉ truyền thông và phòng, chống dịch bệnh Covid 19…

Tiếp theo hoạt động này, trong đầu tháng 2 năm 2023, dự án sẽ tập huấn nâng cao năng lực, các kỹ năng truyền thông cho nhóm nòng cốt (Giáo viên, Cha mẹ học sinh, Học sinh, Y tế thôn/buôn) để tiến hành các hoạt động truyền thông trực tiếp dưới 07 điểm trường và cộng đồng.z4037408487485_c337288b86de7e098732a8aea92ef498 z4037408704996_a1c319bb62aa97ce742be2d0136dae9e z4037586748935_4f7f424bbc72458c028e58abbb744048 z4038204395386_295eb83dd85fb1323fa10cdeee40b34b z4038204461819_9e4fda01a25b0c75f78879fdf196125d z4038204584103_56240b0b8efacc1f1fc734b8a5cba212 z4040359732876_ca6aff244a88c7b6775c30092fe3da31 z4040359800636_f5b2fa7721b0e030d1d0c6c2ab49e56e z4048037260812_9f69278d3814e2f5c0326affb4a7de68

Bình luận

Bình luận

Leave a Reply

BIGTheme.net • Free Website Templates - Downlaod Full Themes